Hiện nay, có rất nhiều thiết kế bếp đa dạng, tiêu biểu là thiết kế theo phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Đồ họa: Khương Duy
Với những phong cách thiết kế này, các kiểu bếp phổ biến được nhiều người sửa dụng là bếp chữ U, kiểu bàn đảo và bếp chữ I.
Trong đó kiểu bếp chữ U thường có kích thước khá lớn, kiểu dáng sang trọng, thích hợp với những không gian rộng như biệt thự, căn bếp riêng có diện tích lớn.
Kiểu bếp có bàn đảo là một trong những kiểu bếp đa năng mang lại tiện ích cao khi sử dụng mà vẫn đáp ứng được tính thẩm mỹ. Kiểu bếp có bàn đảo thích hợp với những căn phòng thiết kế theo phong cách hiện đại.
Trong khi đó kiểu bếp chữ I là loại thông dụng được sử dụng phổ biến. Các mẫu tủ bếp thẳng đẹp thiết kế đơn giản nhưng công năng cao, giúp tiết kiệm không gian sống. Kiểu bếp chữ I có thể sử dụng với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, đặc biệt là phong cách hiện đại.
Quy tắc luồng công việc
Quy tắc luồng công việc sẽ giúp bạn sắp xếp nội thất nhà bếp một cách khoa học và thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng. Theo nguyên tắc này, bạn nên chia phòng bếp thành 5 khu vực gồm: khu rửa; khu sơ chế khu chứa thực phẩm; khu vật dụng và khu nấu.
5 khu vực cần sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ để thuận tiên sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể quan tâm tới độ lớn của tam giác làm việc trong thiết kế căn phòng bếp. Đồ họa: Khương Duy
Cùng với quy tắc luồng công việc, bạn có thể áp dụng quy tắc tam giác làm việc. Tam giác này được hình thành từ 3 điểm là 3 góc quan trọng thường xuyên được sử dụng nhất trong khu bếp: bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Một phòng bếp hoàn hảo phải đảm bảo cho bạn được phép di chuyển hoàn toàn thoải mái giữa ba vị trí này.
Tổng của các cạnh của tam giác làm việc cần đảm bảo con số lớn hơn hoặc bằng 3,6 m, và nhỏ hơn hoặc bằng 8 m. Mỗi cạnh của tam giác có độ dài đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1,2 m nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng 2,7 m.
Đảm bảo kích thước như trên cùng với việc thiết kế lưu thông tới các điểm trong tam giác được thuận tiện, bạn sẽ có được một không gian bếp hoàn hảo và thuận tiện nhất.
Một số lưu ý khác
Phòng bếp là nơi chế biến thức ăn cho cả gia đình nên cần đảm bảo vệ sinh. Thêm vào đó bếp cũng là nơi chứa rất nhiều đồ đạc cũng là nơi dễ xảy ra các sự cố nhà ở như hỏa hoạn, hở khí ga… Gia chủ nên lưu tâm tới vấn đề an toàn của phòng bếp.
Đảm bảo độ cao trần phòng bếp để không gian thông thoáng, thoát mùi tốt khi đun nấu. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng căn bếp về lâu dài vì trần thấp không khí đối lưu không tốt, mùi thức ăn khó bay ra ngoài hay hút qua ống khói, mỗi khi nấu nướng khói và mùi thức ăn sẽ bao trùm cả căn nhà. Kinh nghiệm từ thực tế, bạn không thiết kế trần bếp bằng thạch cao thông thường vì bụi khói dễ bám vào trần loại này và rất khó vệ sinh.
Bạn cũng nên lưu tâm khi lựa chọn chất liệu cho bàn ăn, bàn bếp là chất liệu dễ vệ sinh, có khả năng chống cháy. Hiện nay nhiều gia đình sử dụng bàn đá do mát mẻ, cân bằng khí nóng trong bếp, mang lại sự thoải mái cho người nội trợ. Tuy nhiên, khi sử dụng mặt bàn đá cần mài tròn cạnh để tránh trẻ em va đập vào.
Bồn rửa là phần quan trọng trong mỗi căn bếp. Gia chủ nên chia làm hai ngăn để thuận tiện trong sơ chế món ăn hay rửa bát.
Nếu phòng có quá nhiều đồ có thể sử dụng 2 hệ thống tủ là tủ treo và bếp đựng để cất giữ. Bạn cũng có thể tham khảo một số mẫu nội thất thông minh cho phòng bếp tại các siêu thị điện máy. Căn bếp nên được thiết kế dựa trên nhu cầu cuộc sống của gia chủ, không phải chỉ dựa trên những chuẩn mực chung.Thiết kế Nhà đẹp Phòng bếp Thiết kế phòng bếp Những kinh nghiệm cần biết khi sơn nhà Cách chống thấm sân thượng và trần nhà đơn giản, hiệu quả